top of page
RA n RT.jpg

ĐƯỚC ĐÔI & DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM

BÀI 2: DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM

Du lịch có trách nhiệm (DLCTN) là gì và tại sao nó quan trọng với rừng ngập mặn?

Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu về DLCTN.

DLCTN cố gắng giảm thiểu và chuyển đổi những hậu quả tiêu cực mà du lịch gây ra. Những hậu quả tiêu cực có thể bao gồm tình trạng quá tải, gây hư hại các địa điểm di tích lịch sử và môi trường, toàn cầu hoá, thay đổi xã hội theo hướng bất lợi và nhiều vấn đề khác. Hay nói cách khác, DLCTN là thông qua du lịch, làm cho những địa điểm du lịch trở nên nơi sinh sống tốt hơn và trở thành nơi du lịch tốt đẹp hơn nữa.

Vậy DLCTN có khác với du lịch sinh thái hay du lịch bền vững không?

Câu trả lời là: Có!

Du lịch bền vững (DLBV) bao gồm ba cột mốc quan trọng như của DLCTN gồm “môi trường”, “kinh tế”, “xã hội”. Những thuật ngữ về du lịch này thường hay được dùng xen lẫn nhau. Tuy nhiên, DLCTN minh bạch hơn & cụ thể hơn trong khi các loại hình còn lại đôi lúc mơ hồ.

Trong DLBV, khách du lịch chỉ là một vị khách thưởng ngoạn và không gắn liền với trách nhiệm. Trong khi DLCTN đòi hỏi 3 thành phần kinh tế, xã hội và môi trường phải được xem xét ở một phạm vi bao quát, và trách nhiệm du lịch được gắn cho cả bên tổ chức du lịch & khách du lịch. Trong DLCTN, không có khái niệm “overtourism” hay tạm dịch là “tình trạng quá tải du lịch”. Nếu như có tình trạng quá tải du lịch, tất cả các bên liên quan & chất lượng cuộc sống tại những địa điểm du lịch đó đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng & cần cải thiện ngay lập tức.

Khi một khách du lịch áp dụng khái niệm DLCTN, nghĩa là anh ấy hay cô ấy sẽ lên kế hoạch du lịch với trách nhiệm để có thể:

a) Để lại tác động tích cực sau khi cô ấy, anh ấy rời khỏi nơi đã đi đó.

b)  Kiến thức về cộng đồng địa phương và trải nghiệm về vùng đất đó được làm giàu thêm.

Vậy cụ thể mục tiêu a) nói trên được thực hiện như thế nào? Vị khách du lịch đó có thể sẽ hạn chế tối đa những đồ du lịch dùng 1 lần, thực hiện lối sống xanh, tuân thủ pháp luật điểm đến, và sử dụng các dịch vụ địa phương do cộng đồng tại đó xây dựng và phát triển. Hay nói cách khác, anh ấy cô ấy sẽ mang theo bình nước, túi vải trong chuyến du lịch để hạn chế rác dùng 1 lần. Vị khách này cũng tôn trọng văn hoá bản địa bằng cách tuân thủ lối sống, hoà mình vào cách ăn mặc của cộng đồng ở những nơi trang nghiêm, di tích văn hoá…. Bằng cách này, anh ấy hay cô ấy không làm thay đổi văn hoá gốc của người dân.

Và để hiện thực mục tiêu b), những khách du lịch có trách nhiệm sẽ chọn ở những khách sạn do người địa phương quản lý, tận hưởng món ăn bản địa và mua đồ thủ công do người dân nơi đó làm ra, tham gia hoạt động xã hội như trồng phục hồi rừng ngập mặn để góp phần bảo vệ môi trường.  

Vậy DLCTN giúp đỡ rừng ngập mặn như thế nào?

Thật sự sự giúp đỡ đó rất lớn và lâu dài nữa là khác.

Nếu khách đến những khu rừng ngập mặn tham quan, cắm trại đều áp dụng khái niệm DLCTN thì sẽ không có tình trạng quá tải du lịch.

Các công ty lữ hành, chánh quyền áp dụng DLCTN, xem xét kĩ kế hoạch, luôn có phương án ưu tiên bảo vệ môi trường trong thời gian lâu dài, chia ra từng giai đoạn để hiện thực hoá thì sẽ điều tiết được hoạt động.

Và cuối cùng, nếu dùng DLCTN để phổ quát thì thu nhập cộng đồng địa phương được nâng cao theo hướng chất lượng cuộc sống cải thiện hài hoà với thiên nhiên, mà không phải tăng vùn vụt rồi bế tắc trong sự ô nhiễm. 

Kết quả là, rừng ngập mặn sẽ được bảo vệ hiệu quả nhất.

Cám ơn các bạn! Chương trình do APLL tài trợ.

Đước Đôi

CHƯƠNG TRÌNH DO APLL TÀI TRỢ

ml-logo-min.png
APL_Logo-shadow.png
bottom of page