Bần chua và tác động
chống biến đổi khí hậu
Chào các bạn! Mình là Thanh Ngân, một trong những người kể chuyện rừng ngập mặn của các bạn đây. Hmmm… các bạn có nghe tiếng chim rộn ràng không? Các bạn có nghe tiếng sóng không nè? Hãy cùng cảm nhận thiên nhiên với mình một chút xíu nghen! Hmmm… Còn bây giờ, chúng mình cùng nhau câu chuyện về rừng ngập mặn nghen.
Chỗ mình đang đứng đây thuộc ấp Nhì, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, là nơi 1ha cây bần chua, một loại cây rừng ngập mặn phổ biến ở ĐBSCL, do công ty BEL VN tài trợ từ năm 2023. Câu chuyện về rừng ngập mặn bắt đầu từ những năm 90. Khi đó, Mỹ Long Nam chưa có những dãy bần chua ngút ngàn như thế này đâu. Khi đó, người dân tại đây rất khổ sở mỗi khi có bão, có lốc xoáy, và gió mạnh tràn về. Mỗi lần bão, là mỗi lần cây trồng bị gãy, ngã do trên đường càn quét của mình, gió bão chẳng gặp phải bất cứ hàng rào chắn nào có thể giảm tốc độ của nó.
Thế là, chánh quyền địa phương đã bắt đầu trồng cây bần chua dọc theo đường ven sông của xã, với hy vọng cây sẽ trở thành lá chắn tự nhiên trong tương lai, để bà con nơi đây bớt khổ mà lập nghiệp làm ăn. Và thế là cây bần chua đã thành người lính tiên phong, người lính canh nơi đầu sóng ngọn gió cho người dân vùng ven biển xã Mỹ Long Nam, Mỹ Long Bắc, Hoà Minh, v.v… Vậy cái gì đã làm cho cây bần chua trở nên đặc biệt? Hãy gặp Vivian, một người bạn đến từ MangLub VN.
Vivian: Chào các bạn! chào Thanh Ngân! Các bạn muốn biết cây bần chua đặc biệt gì thì theo mình nghen! Đầu tiên, hãy cùng đọc tên khoa học của cây bần chua theo mình nghen: Sonneratia Caseolaris. Còn giờ, hãy nhìn kết cấu rễ của cây bần chua và các bạn sẽ biết tại sao loài cây này có cái tên là “cây rừng ngập mặn tiên phong ở vùng nước lợ”.
MC: Wow! Đó là rễ cây bần chua đó hả Vivian? Mình sống ở Trà Vinh lâu rồi, nhưng mà lần đầu tiên mình mới thấy rễ cây này đó.
Vivian: Uh đúng rồi bạn. Cây bần chua là một loại cây RNM, cho nên bộ rễ của cây phải biến đổi để thích ứng với những nơi sóng to gió lớn, đất thì xốp (hay còn gọi là thể nền không ổn định), nước ngập nhiều giờ và cả nồng độ mặn nữa. Bạn nhìn nè, rễ cây bần chua phát triển rất rộng toả tròn ra xung quanh cây, có dạng hình nón. Những rễ hình nón này có tên là rễ khí sinh nha các bạn, có khi nó cao lên đến 70cm, đường kính rễ khí sinh thì từ 2cm – 6cm.
MC: Mình hiểu rồi. Chỉ cần nhìn cái cách bộ rễ cây bần chua mọc lan toả xung quanh như vậy, thì rõ ràng đất mềm bên dưới sẽ được rễ kết dính lại để giữ đất phải không Vivian?
Vivian: Chính xác nha bạn! Vì bộ rễ cấu trúc đặc biệt như vậy, nên đó là lý do tại sao bạn thấy rất nhiều rất nhiều cây bần chua được trồng dọc theo đường bờ biển, cửa sông, xung quanh cồn, những bãi bồi mới nổi đó. Đặc biệt cây bần chua sống được ở nước lợ và nước ngọt luôn nha.
MC: Bạn nói thêm một chút về cây bần chua đi Vivian
Vivian: Cây bần chua, hay cây rừng ngập mặn, chỉ có ở những nơi có thời tiết nhiệt đới. 1 cây bần chua trưởng thành có thể có tuổi thọ gần 100 năm, và mất ít nhất 10 – 20 năm đầu để trưởng thành, thân cao trung bình từ 7m – 10m, nhưng trong điều kiện sinh trưởng tốt, thân cây cao tới 15m hơn nha các bạn. Cây ra hoa vào tháng 3 đến tháng 5 dương lịch. Gỗ cây bần rất xốp, nên thường chỉ dùng làm gỗ coffa trong vật liệu xây dựng. Với thân gỗ cao lớn, và cấu trúc rễ đặc biệt như vậy nên cây bần chua có tác dụng cản gió bão rất tốt.
MC: Ủa Vivian ơi, ở đây mình thấy rất mát mẻ, mà nãy giờ mình thấy rất nhiều cá nhảy quá trời luôn
Vivian: trời bạn mới biết sao? Những nơi nào có rừng ngập mặn thì sẽ là thiên đường của tôm, cá, cua…mà còn có những loài động vật khác nữa như khỉ, chim cò, về ở và làm tổ. Đặc biệt, những khu rừng ngập mặn như thế này còn là nơi thu hoạch mật ong với sản lượng rất lớn, đem lại thu nhập cho bà con rất tốt. Bạn biết tại sao các loài sinh vật thích về sinh sống ở đây không? Vì lá cây rụng xuống, phân huỷ trong đất, cùng với hệ sinh vật phù du bên dưới tạo thành thức ăn tự nhiên cho tôm cua cá, rễ cây tạo thành nơi trú ngụ lý tưởng cho những loài này, tán cây tạo thành bóng mát. Bạn nhớ nha, rễ cây ngập mặn nói chung ngoài việc giữ đất, chống xói lở thì còn lọc nước nữa, và đặc biệt hấp thụ cacbon nữa. Cây rừng ngập mặn xanh lá quanh năm, nên khả năng hấp thụ cacbon gấp mấy lần những loại rừng khác.
MC: mình nghe mà thích quá!!! Mình có thấy cây mọc theo lớp cao, lớp thấp á. Có phải là cây được trồng trong nhiều năm phải không? Khoảng cách giữa các cây cũng bằng nhau, thẳng hàng đẹp mắt quá bạn
Vivian: Đúng rồi bạn. MangLub VN tụi mình, dưới sự tài trợ của nhiều khách hàng khác nhau, đã trồng gần 200 ha rừng tại tỉnh Trà Vinh từ 2019 đến nay. Ở khu vực Cầu Ngang thì tụi mình trồng bần chua ở các cồn như cồn Bần, cồn Nạng, Hoà Minh. Như Bel VN, thì tụi mình trồng tại bãi mới bồi đắp dọc theo ấp Nhì đây. Hàng năm, tụi mình khảo sát những bãi bồi mới để có thể trồng ngay giữ đất.
MC: Vivian ơi, giờ mình mới biết quê Trà Vinh mình có thiên nhiên tuyệt vời như vậy!! Và mình bắt đầu hiểu tại sao có nhiều bạn trẻ trên thế giới đang rất quan tâm về rừng ngập mặn, những công ty lớn muốn tài trợ trồng rừng ngập mặn. Nếu như không có những khu rừng ngập mặn như thế này, thì có lẽ vụ mùa sẽ thất bát, người dân toả đi tứ xứ để kiếm việc làm, nguồn thực phẩm thuỷ hải sản sẽ không dồi dào như vậy…. Rồi thế hệ mai sau sẽ phải rất vất vả nếu như chúng ta không trồng rừng ngay từ bây giờ.
MC:
Vivian ơi, giờ mình mới biết quê Trà Vinh mình có thiên nhiên tuyệt vời như vậy!! Và mình bắt đầu hiểu tại sao có nhiều bạn trẻ trên thế giới đang rất quan tâm về rừng ngập mặn, những công ty lớn muốn tài trợ trồng rừng ngập mặn. Nếu như không có những khu rừng ngập mặn như thế này, thì có lẽ vụ mùa sẽ thất bát, người dân toả đi tứ xứ để kiếm việc làm, nguồn thực phẩm thuỷ hải sản sẽ không dồi dào như vậy…. Rồi thế hệ mai sau sẽ phải rất vất vả nếu như chúng ta không trồng rừng ngay từ bây giờ.
Vậy bạn có thể cho mình lời khuyên để những bạn trẻ có thể thực hành giúp bảo vệ môi trường biển hay cụ thể là cây rừng ngập mặn được không?
Vivian: có nhiều điều các bạn có thể làm lắm, nhưng mình muốn đưa ra lời khuyên đơn giản là hãy thực hành lối sống tối giản:
-
Hãy từ chối hoặc tiết giảm: đó là từ chối hoặc tiết giảm những đồ vật không cần thiết. Bằng cách này, các bạn sẽ cân nhắc trước khi mua sắm vô tội vạ, và kết quả là rác thải ngày càng nhiều hơn.
-
Hãy tái sử dụng: tái sử dụng khác với tái chế. Nếu bạn tái chế nghĩa là vẫn có những phần của đồ vật đó bị bỏ làm rác thải. Nhưng tái sử dụng nghĩa là bạn có thể dùng lại hết tất cả các phần của đồ vật đó nhiều lần.
-
Hãy ủ phân hữu cơ từ thức ăn hay thực phẩm thừa: bằng cách này bạn sẽ giảm lãng phí thức ăn, và do đó sẽ giảm thải rác ra bên ngoài
MC: nghe bạn nói, mình hiểu là một trong những mấu chốt sẽ là giảm rác thải, nhất là những phần rác từ ngoài khơi tràn vào, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cây rừng ngập mặn, phải không Vivian?
Vivian: đúng rồi bạn. rừng ngập mặn thường chịu rác từ các dòng chảy bên ngoài tấp vào làm cho cây bị ngạt thở.
MC: mình muốn bổ sung một cách nữa là các bạn trẻ nên tham gia nhiều vào phong trào trồng cây xanh, câu lạc bộ môi trường. Hoặc các bạn có thể tham gia trồng rừng ngập mặn trải nghiệm với MangLub VN để hiểu hơn nghen. Còn bây giờ tụi mình mến chào các bạn!